Công nghệ gia công JIG từ vật liệu nhôm mỏng
- Lượt xem : 2.946
- Ngày : 25-03-2024 13:24:20
Cơ khí Intech chuyên nhận gia công cơ khí chính xác các loại đồ gá, jig check, chi tiết máy theo yêu cầu.
JIG là gì?
JIG hay còn gọi là Đồ Gá, là trang bị công nghệ cần thiết được sử dụng trong quá trình gia công cơ khí, kiểm tra, lắp đặt các thiết bị cơ khí, điện, điện tử.
Trong gia công cơ khí, đồ gá có vai trò cố định sản phẩm gia công với dụng cụ cắt để thực hiện quá trình cắt gọt. Đồ Gá giúp cố định các sản phẩm để thực hiện quá trình lắp ráp, quá trình kiểm tra góp phần nâng cao mức độ cơ khí hóa cũng như tự động hóa của quá trình sản xuất.
Vật liệu nhôm
Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, ánh kim mờ, nhẹ, mềm. Nhôm có khả năng chống ăn mòn cao và rất bền vững. Dễ uốn và dễ gia công cắt gọt. Vì thế kim loại này được dùng rất nhiều trong lĩnh vực gia công cơ khí chính xác. Tuy nhiên, do độ cứng tương đối thấp và hệ số giãn nở nhiệt lớn, nó có thể dễ dàng biến dạng khi được gia công thành các chi tiết có thành mỏng và tấm mỏng. Do vậy khi gia công vật liệu nhôm chúng ta cần làm tốt các công đoạn sau.
A: Phương pháp gia công
1. Đối với gia công tạo phôi
Đối với các chi tiết nhôm có chiều dày không cùng với chiều dày tiêu chuẩn của nhôm tấm, cần gia công từ phôi có kích thước dày hơn. Khi gia công ta cần tránh sự tập trung nhiệt phát sinh lớn lên bề mặt phôi gây ra biến dạng nhiệt bằng cách chia đều lượng dư cắt gọt cho 2 bề mặt phôi và thực hiện gia công đối xứng.
Ví dụ: Gia công tấm phôi nhôm từ độ dày 15mm về kích thước yêu cầu 12mm.
B1. Chia đều lượng dư gia công cho 2 mặt phôi mỗi mặt 1.5mm và mỗi bên cắt 3 lần = 0.5mm
B2. Gia công mắt 1 sao đố chuyển lật mặt phay mặt 2 rồi lại lật mặt gia công mặt 1 cứ đối xứng như vậy đến khi đạt kích thước. Như vậy chi phôi gia công xong sẽ đạt độ phẳng tốt nhất.
2. Đối với gia công các biên dạng hốc trên chị tiết
Khi chi tiết có nhiều hốc gia công, biên dạng các hốc khác nhau nếu chúng ta sử dụng phương pháp gia công hoàn thiện từng hốc thì rất dễ gây biến dạng xoắn thành khoang vì lực cắt và nhiệt cắt cục bộ không đều trên tổng thể sản phẩm. Để hạn chế được tối đa mức độ biến dạng do lực cắt tập chung của chi tiết sau gia công thì thay vì gia công từng hốc riêng biệt chúng ta dùng phương pháp gia công nhiều biên dạng cùng lúc và phân lượng dư cắt thành lớp. Khi đó lực cắt và nhiệt cắt sẽ phân bố đều trên bề mặt sản phẩm, hạn chế được ứng suất tập chung gay ra biến dạng chi tiết.
B: Lựa chọn dụng cụ cắt
Do đặc tính của nhôm là mềm, dẻo, dai nên quá trình gia công dễ phát sinh hiện tượng bám dính vật liệu nhôm trên lưỡi cắt của dao nên khi chọn dao cắt chúng ta chú ý các điểm sau.
- Chọn dao phay nhôm nên chọn loại dao hợp kim có 2- 3 lưỡi cắt, góc xoắn lưỡi cắt 45* ( Dao có 2 hoặc 3 lưỡi cắt kết hợp với góc xoắn 45* sẽ tạo ra khoang chứa phoi được rộng hơn, quá trình gia công với tốc độ cao, lượng ăn dao lớn sẽ tránh dược trường hợp bị kẹt phôi làm ảnh hưởng bề mặt gia công hoặc gây ra gãy dao, góc xoắn 45 độ sẽ giúp cho lưỡi cắt sắc hơn, phù hợp với cắt vật liệu có cơ tính dai như nhôm.
- Chọn dao phay là dao hợp kim loại không có lớp phủ hoặc lớp phủ DLC. vì lưỡi dao không phủ dẽ có độ sắc bén tốt vì giữ được nguyên bản lưỡi cắt sau khi mài, DLC là lớp phủ kim cương nhân tạo giúp cho lưỡi cắt có độ chống bám dính tốt, chống mài mòn tốt cho gia công được ở chế độ cắt lớn.
- Tùy theo chiều sâu của biên dạng gia công ta chọn dao có chiều dài lưỡi cắt phù hợp. trong trường hợp chiều sâu gia công không lớn tốt nhất nên chọn dao có chiều dài phần lưỡi cắt <2,5 lần đường kính dao. Như vậy dao sẽ đạt độ cứng vững tốt nhất.
C: Lựa chọn chế độ cắt
- Thiết lập thông số phù hợp cho gia công nhôm là việc rất quan trọng để tối ưu hóa năng suất và đạt chất lượng tốt về chất lượng bề mặt gia công, kích thước, ngoại quan. Chúng ta cần quan tâm tới lượng ăn dao, tốc độ tiến dao, tốc độ quay dao.
- Trong trường hợp này chi tiết nhôm mỏng dễ bị biến dạng hình học sau khi gia công là do lực cắt, nhiệt cắt sinh ra. Và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lực cắt là lượng ăn dao (chiều sâu cắt). Nhưng trong khi việc giảm số lượng dụng cụ cắt có lợi để đảm bảo các chi tiết không bị biến dạng, hiệu quả xử lý sẽ đồng thời bị giảm. Do vậy trong quá trình gia công chúng ta nên giảm chiều sâu cắt và ưu tiên tăng bước tiến dao và tốc độ quay của dao.
- Chú ý: khi gia công nhôm nên chọn chế độ cắt thuận .khi đó lực cắt sẽ giảm đáng kể so với cắt nghịch
- Đảm bảo việc nước làm mát được cấp liên tục đúng hàm lượng.
- Máy sử dụng để gia công nhôm nên ưu tiên các máy có tốc độ trục chính >6000v/phút
D: Gá kẹp chi tiết
Khi gia công các chi tiết bằng hợp kim nhôm có thành mỏng, lực kẹp có thể gây biến dạng chi tiết do vậy khi gá kẹp cần lưu ý các vấn đề sau
- Nếu gá chi tiết trên ETO thì phải đảm bảo phân má kẹp ETO phải bằng chiều dài của chi tiết sao cho lực kẹp được phân bố đều trên tổng chiều dài chi tiết. trường hợp má kẹp ETO ngắn hơn chiều dài chi tiết ta cần chế tạo má kẹp phụ.
- Lựa chọn hướng chi tiết có kết cấu chịu lực tốt nhất làm hướng kẹp.
- Lựa chọn lực kẹp phù hợp khi gá kẹp. có thể dùng đồng hồ so kiểm tra độ biến dạng bề mặt khi gá kẹp
- Tường hợp gá chi tiết phẳng trực tiếp trên bàn máy hoặc tấm gá thì lựa chọn các chị trí kẹp sao cho lực kẹp phân bố đều.
- Lựa chọn tốt nhất để gá chi tiết nhôm mỏng là dùng bàn hút chân không. Lực hút được phân bố đều trên tổng thể bề mặt chi tiết giúp cho toàn bộ chi tiết đực cố định hạn chế tối đa độ rung bề mặt khi gi công. Kết hợp với việc gia công thành nhiều lớp sẽ hạn chế được biến dạng bề mặt sau gia công.
Để được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất Qúy khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:
Cơ khí Intech - Chuyên gia công cơ khí chính xác CNC theo yêu cầu
Địa chỉ: Lô 5+6 Khu công nghiệp Lai Xá – Hoài Đức - Hà Nội
Hotline / Zalo : 0966.966.231 – 0966.966.132 – 0966.966.205
Website: https://cokhiintech.com/